TRAN GIA Automation chúng tôi chuyên nhận sửa mọi loại Servo Mitsubishi, Delta, Yaskawa, Panasonic,… Ngoài ra chúng tôi nhận Sửa chữa Servo, Sửa Driver và Motor Servo tại TP.HCM với đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tự động hóa. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại cho quý khách một trải nghiệm tốt về mọi dịch vụ tại công ty chúng tôi. Giá cả phải chăng khi và bảo hành tận tình khi sửa chữa Servo và nhận lại thiết bị trong thời gian nhanh nhất.Bên cạnh đó chúng tôi luôn có đội ngũ kỹ thuật sẽ báo cáo lại với khách hàng về mức độ hư hỏng của thiết bị. TRAN GIA chúng tôi cam kết luôn có các linh phụ kiện chính hãng 100% tại kho với số lượng lớn, phục vụ quý khánh hàng nhanh chóng.
TRAN GIA chúng tôi cam kết đối với các dịch vụ sửa chữa của chúng tôi không quá 30% so với sản phẩm mới cùng mã hàng. Bảo hành sản phẩm khắc phục lỗi servo Đài Loan trong vòng 3 tháng.

LỖI THƯỜNG GẶP Ở DRIVER VÀ MOTOR SERVO
1. Lỗi Driver Servo
1.1 Lỗi quá dòng (Overcurrent) – OC
-
Nguyên nhân: Dòng điện vượt quá giới hạn cho phép trong quá trình vận hành.
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra lại các thông số cài đặt dòng điện.
-
Kiểm tra tải và cơ khí xem có bị kẹt, quá tải không.
-
Kiểm tra các dây kết nối giữa Driver và Motor.
-
1.2 Lỗi quá tải (Overload) – OL
-
Nguyên nhân: Mô-men xoắn quá mức hoặc cơ cấu bị kẹt, động cơ phải làm việc với tải vượt quá khả năng.
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra và điều chỉnh lại tải cơ khí.
-
Kiểm tra vòng bi hoặc hộp số có bị hư hỏng hay không.
-
Điều chỉnh tham số cài đặt mô-men hoặc tốc độ.
-
1.3 Lỗi quá nhiệt (Overheating)
-
Nguyên nhân: Nhiệt độ trong Driver vượt quá giới hạn cho phép do tản nhiệt không đủ.
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra quạt làm mát và các khe thông gió.
-
Vệ sinh Driver, loại bỏ bụi bẩn hoặc tạp chất có thể gây cản trở quá trình tản nhiệt.
-
Kiểm tra bộ tản nhiệt và thay thế nếu cần.
-

1.4 Lỗi mất pha
-
Nguyên nhân: Mất pha nguồn hoặc cáp kết nối giữa Driver và Motor bị hỏng.
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra nguồn điện đầu vào và dây cáp giữa Driver và Motor.
-
Đảm bảo rằng nguồn điện ba pha có đầy đủ và ổn định.
-
Kiểm tra các tiếp điểm của CB hoặc contactor.
-
1.5 Lỗi không thể cài đặt Driver
-
Nguyên nhân: Lỗi phần mềm hoặc sai thông số cài đặt.
-
Khắc phục:
-
Reset lại Driver về mặc định và cài đặt lại thông số.
-
Kiểm tra phần mềm điều khiển có đúng phiên bản không.
-
Kiểm tra các phần cứng kết nối như cảm biến, encoder.
-
1.6 Lỗi giao tiếp (Communication Error)
-
Nguyên nhân: Lỗi giao tiếp giữa Driver và bộ điều khiển (PLC, HMI).
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra các kết nối tín hiệu (RS485, CANopen, Modbus, v.v.).
-
Kiểm tra dây cáp truyền tín hiệu và đảm bảo không bị đứt hay hỏng.
-

2. Lỗi Motor Servo
2.1 Lỗi Encoder (Encoder Error)
-
Nguyên nhân: Encoder bị hỏng hoặc tín hiệu từ Encoder không chính xác.
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra và thay thế Encoder nếu cần.
-
Kiểm tra kết nối dây Encoder có chắc chắn và không bị đứt.
-
2.2 Lỗi quá nhiệt (Overheating)
-
Nguyên nhân: Motor Servo quá nhiệt do tải nặng hoặc không đủ tản nhiệt.
-
Khắc phục:
-
Giảm tải cho motor và kiểm tra bộ tản nhiệt.
-
Kiểm tra quạt làm mát của motor và thay thế nếu cần.
-
Kiểm tra môi trường hoạt động, tránh để motor ở nơi quá nóng.
-
2.3 Lỗi cuộn dây Motor (Winding Fault)
-
Nguyên nhân: Cuộn dây motor bị hỏng, cháy hoặc ngắn mạch.
-
Khắc phục:
-
Đo điện trở của cuộn dây motor để phát hiện ngắn mạch hoặc đứt cuộn.
-
Thay thế motor nếu cuộn dây bị hư hỏng nghiêm trọng.
-

2.4 Lỗi bạc đạn motor (Bearing Fault)
-
Nguyên nhân: Bạc đạn motor bị mòn hoặc hỏng, gây ra tiếng kêu lạ hoặc rối loạn động học.
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra và thay thế bạc đạn motor.
-
Kiểm tra độ chính xác của các bộ phận liên quan.
-
2.5 Lỗi sai pha (Phase Error)
-
Nguyên nhân: Đấu pha sai giữa các cáp điện giữa motor và Driver.
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra lại thứ tự các pha giữa các dây kết nối.
-
Đảm bảo không có pha nào bị ngược.
-
2.6 Lỗi mô-men xoắn (Torque Error)
-
Nguyên nhân: Mô-men xoắn không ổn định do tải bất thường hoặc mất tín hiệu từ Encoder.
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra tải và hệ thống cơ khí để đảm bảo không có sự cản trở.
-
Kiểm tra tín hiệu từ Encoder và các cảm biến mô-men.
-

3. Các lỗi liên quan đến cả Driver và Motor Servo
3.1 Lỗi nhảy CB, MCCB cấp nguồn
-
Nguyên nhân: Ngắn mạch, quá tải hoặc lỗi trong hệ thống cấp nguồn.
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra các cầu chì, CB hoặc MCCB và thay thế nếu cần.
-
Đảm bảo hệ thống điện ổn định và không có sự cố mất pha.
-
3.2 Lỗi giật động cơ, lệch pha đầu ra
-
Nguyên nhân: Sai pha hoặc tín hiệu điều khiển không chính xác.
-
Khắc phục:
-
Kiểm tra kết nối các pha U-V-W giữa Driver và Motor.
-
Đảm bảo các tham số điều khiển đã được cài đặt đúng.
-

Các bộ phận của bộ AC Servo có khả năng hư hỏng và cần sửa chữa
1/ Driver servo:
– Sửa Driver servo Cháy nổ do chạm chập
– Sửa Driver servo báo On lên motor bị giật mạnh rồi báo lỗi OL, OC, OV
– Sửa Driver servo Lỗi hư IGBT, Chỉnh lưu Lỗi hư Board điều khiển Lỗi hư board lái, hư góc kích, hư hỏng Diode, hư hỏng Tụ điện,…
– Sửa Driver servo Báo lỗi quá tải OL OverLoad trên Driver
– Sửa Driver servo Báo lỗi quá dòng OC OverCurrent trên Driver
– Sửa Driver servo Lỗi nhảy CB, MCCB cấp nguồn cho Driver
– Sửa Driver servo Lỗi mất nguồn, không lên nguồn
– Sửa Driver servo Lỗi lên toàn số 8888 trên bàn phím servodriver
– Sửa Driver servo Lỗi không nhấn được Không cài đặt được cho Driver

2/ Servo Motor :
– Sửa Motor servo Hư Encoder Motor
– Sửa Motor servo Hư bạc đạn Motor
– Sửa Motor servo Hư cuộn dây Motor
– Sửa Motor servo Kẹt Rotor động cơ
– Sửa Motor servo Hư thắng từ (với các dòng motor servo có thắng)
3/ Cáp kết nối:
– Sửa Cáp nguồn servo bị đứt do va đập, dây nóng do tiết diện nhỏ…dẫn tới dứt dây nguồn
– Sữa chữa khắc phục lỗi Servo HCFA báo lỗi không nhận encoder do đứt dây encoder hoặc dây encoder bị nhiễu
– Sữa chữa Servo chạy không đúng yêu cầu do lỗi cáp điều khiển nối từ PLC tới servo Driver

Những hư hỏng thường gặp ở servo các hãng mà kinh nghiệm chúng tôi từng sửa thành công
- Sửa driver servo cháy nổ, hư IGBT, hư chỉnh lưu, lỗi quá áp, lỗi thấp áp, lỗi quá nhiệt, lỗi quá tốc
- Sửa driver servo báo lỗi quá dòng, lỗi quá tải, lỗi encoder, lỗi EF-PROM không được đặt lại sau khi phiên bản phần mềm được nâng cấp
- Sửa driver servo báo lỗi điện áp thấp, lỗi giới hạn chiều quay ngược, giới hạn chiều quay thuận, sửa servo báo lỗi do đứt cáp nối với motor servo (cáp nguồn, cáp encoder, cáp tín hiệu)
- Sửa driver servo hư board điều khiển, hư chỉnh lưu, hư board nguồn, hư board lái, góc kích
- Sửa driver servo lỗi lên toàn số 8888 trên bàn phím, bị hư hồi tiếp, lỗi mất tín hiệu với PLC
- Sửa chữa servo lỗi 1 gạch, lỗi mất nguồn, không lên nguồn, bị ngắn mạch, bị mất pha đầu ra, bị mất cân bằng pha
- Sửa driver servo lỗi nhảy CB, MCCB cấp nguồn cho Drive, lỗi không nhấn được, lỗi không thể cài đặt cho Drive, lỗi chưa setting đúng thông số
- Sửa motor servo bị bể thắng, kẹt thắng, quá tải, sửa motor servo hư encoder, hư bạc đạn, hư cuộn dây, kẹt rotor, gạy cốt, cạ cốt, rung cốt
- Sửa motor servo lỗi do nhiệt độ động cơ vượt quá nhiệt độ cho phép, tín hiệu encoder output vượt quá dung sai của phần cứng
- Sửa motor servo bị cháy cuộn dây motor, chạm vỏ motor, sửa motor servo lỗi mất vị trí encoder với trục động cơ, motor giật mạnh rồi báo lỗi
- Sửa motor servo motor bị giật mạnh rồi báo lỗi OL, OC, OV trên driver servo

Những loại Servo và Motor chúng tôi có kinh nghiệm sửa chữa
- Servo Yaskawa: Sigma i: SGDA, SGDB, Sigma II: SGDM, SGDH, Sigma III: SGDS, Sigma V: SGDV, Sigma VII: SGD7S
- Servo Omron: Omron Yaskawa SGDM, Omron panasonics G4, G5
- Servo Mitsubishi: MR-JE, MR-E, MR-H, MR-J2, MR-JS2, MR-J3, MR-J4
- Servo Panasonics: Minas E, Minas A3, Minas A4, Minas A5, Minas A,…
- Servo Delta: ASD-AB, ASD-B, ASD-A2, ASD-B2, ASD-A+
- Servo Siemens: Siniamics S120 BookSize, PowerSupply Module, Singer Motor Module, Double Motor Module, Control Unit CU320, Simotic Động cơ siemens các mã 1FT7, 1FK6, 1PH7, …..
- Servo Lenze: Servo 9300 EVS93XX-ES, Servo PLC EVS93XX-ET, Servo Position EVS93XX-EP, Servo Highline 9400
- Servo B&R: Acopos 1016, 1022, 1045, 1180
- Servo Rexroth IndraDrive M, C, CS,.. & Motor Rexroth MSK,..
- Servo Baumuller
- Servo Allen-Bradley Rockwell Automation Kinetix
- Servo KEB
- Sửa Servo SEW
- Sửa Servo Motor Phase Ultrac
- Sửa Servo Schneider

Quy Trình Sửa Chữa Servo Tại TP.HCM
-
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra lỗi
-
Nhận thông tin từ khách hàng và tiến hành kiểm tra sơ bộ lỗi của Driver và Motor Servo.
-
Xác định lỗi thông qua mã lỗi, dấu hiệu trên màn hình hiển thị và kiểm tra phần cứng.
-
-
Bước 2: Phân tích nguyên nhân và lập kế hoạch sửa chữa
-
Kiểm tra và phân tích nguyên nhân gây ra sự cố (phần cứng, phần mềm, môi trường hoạt động).
-
Đưa ra phương án sửa chữa, thay thế linh kiện hoặc điều chỉnh thông số.
-
-
Bước 3: Sửa chữa và thay thế linh kiện
-
Thay thế các linh kiện bị hỏng (IGBT, Encoder, tụ điện, IC điều khiển, v.v.).
-
Sửa chữa bo mạch điều khiển hoặc mạch nguồn.
-
-
Bước 4: Kiểm tra và chạy thử
-
Kiểm tra hoạt động của hệ thống sau khi sửa chữa.
-
Đảm bảo Driver và Motor Servo hoạt động ổn định, không có lỗi phát sinh.
-
-
Bước 5: Bảo hành và hỗ trợ sau sửa chữa
-
Cung cấp bảo hành cho các linh kiện thay thế.
-
Hỗ trợ tư vấn sử dụng và bảo trì định kỳ.
-

Cách sửa Sửa chữa Servo, Sửa Driver và Motor Servo
Mã lỗi | Nội dung lỗi | Hướng dẫn kiểm tra và khắc phục |
AL001 | Lỗi quá dòng (Over current) |
– Kiểm tra lại thứ tự cáp nguồn kết nối giữa Driver và Động cơ có thể bị sai thứ tự U, V, W. – Kiểm tra lại cáp nguồn kết nối giữa Driver và Động cơ xem có bị đứt, lỏng hoặc chập ngầm không? – IGBT bị hư → Liên hệ với chúng tôi |
AL002 | Lỗi quá áp (Over voltage) |
– Dùng đồng hồ đo kiểm tra lại điện áp nguồn đầu cấp vào Driver xem có bị vượt quá giới hạn cho phép của servo không? |
AL003 | Lỗi thấp áp (Under voltage) |
– Dùng đồng hồ đo kiểm tra lại điện áp nguồn đầu cấp vào Driver xem có bị thấp hơn so với giới hạn cho phép của servo không? – Kiểm tra lại nguồn cấp cho Driver xem có bị mất pha không? – Lỗi board công suất → Liên hệ với chúng tôi |
AL004 | Lỗi động cơ (Motor combination error) |
– Kiểm tra lại encoder của động cơ. – Kiểm tra lại cáp encoder. – Kiểm tra lại động cơ xem đã lắp đúng loại tương thích với. Driver chưa? |
AL005 | Lỗi chức năng hãm tái sinh (Regeneration error) |
– Kiểm tra lại phần kết nối giữa driver và điện trở hãm. – Kiểm tra lại tham số P1-52 và P1-53. – Nếu kiểm tra theo 2 bước trên mà driver vẫn lỗi. → Liên hệ với chúng tôi |
AL006 | Lỗi quá tải (Overload) |
– Đặt tham số P0-02 lên 11 và kiểm tra xem momen xoắn trung bình có vượt quá 100% định mức thường xuyên không → Tăng công suất động cơ hoặc giảm tải cho động cơ – Kiểm tra xem phần động cơ có bị kẹt tải hay hư phần hộp số không? – Kiểm tra lại thời gian tăng / giảm tốc xem có để thấp quá hay không? – Kiểm tra lại tham số P2-34 xem có bị đặt nhỏ quá không? |
AL007 | Lỗi quá tốc độ (Over speed) |
– Kiểm tra lại tín hiệu điều khiển dạng xung hoặc analog xem có điều gì bất thường không? – Kiểm tra lại tham số cài đặt P2-34 xem có bị đặt nhỏ quá không? Có thể điều chỉnh lên để hiệu chỉnh cho chính xác. |
AL008 | Lệnh xung bất thường (Abnormal pulse command) |
– Kiểm tra lại tần số lệnh xung đầu vào servo xem có bị vượt quá giới hạn cho phép của Driver không? Có thể điều chỉnh lại tần số lệnh phát xung đầu vào servo cho chính xác. |
AL009 | Lỗi lệch vị trí (Excessive deviation of Position Command) |
– Kiểm tra lại tham số P2-35 có thể đang bị cài đặt quá nhỏ → Có thể hiệu chỉnh tăng tham số P2-35 lên. – Kiểm tra lại giá trị cài đặt khuếch đại có thể đang bị cài đặt quá nhỏ → Hiệu chỉnh lại cho phù hợp. – Kiểm tra lại giá trị cài đặt giới hạn momen xoắn có thể đang bị cài đặt quá nhỏ → Hiệu chỉnh lại cho phù hợp. – Kiểm tra lại tải bên ngoài có thể đang bị quá tải → Hiệu chỉnh lại tải cho phù hợp giới hạn định mức của động cơ. |
AL011 | Lỗi Encoder (Encoder Error) |
– Kiểm tra lại Jack Encoder (CN2) giữa driver và động cơ (Có thể bị đứt, chập ngầm hoặc lỏng). – Encoder bị hư → Liên hệ với chúng tôi |
AL012 | Lỗi điều chỉnh (Adjustment error) |
– Kiểm tra lại tín hiệu đầu vào tương tự có thể chưa được nối đất. |
AL013 | Lỗi dừng khẩn (Emergency stop) |
– Kiểm tra lại xem nút dừng khẩn cấp có được kích hoạt hay không, nếu chưa được nhấn thì nhấn kích hoạt lại. |
AL014 | Lỗi giới hạn chiều ngược (Reverse limit error) |
– Kiểm tra lại công tắc giới hạn chiều ngược xem đã được kích hoạt chưa? Có thể công tắc bị hư. – Kiểm tra lại các tham số điều khiển và tỷ lệ quán tính hoặc có thể motor đang bị nặng tải → Đánh giá lại tải và công suất motor. |
AL015 | Lỗi giới hạn chiều thuận (Forward limit error) |
– Kiểm tra lại công tắc giới hạn chiều thuận xem đã được kích hoạt chưa? Có ghể công tắc bị hư. – Kiểm tra lại các tham số điều khiển và tỷ lệ quán tính hoặc có thể motor đang bị nặng tải → Đánh giá lại tải và công suất motor. |
AL016 | Lỗi quá nhiệt IGBT (IGBT Overheat) |
– Driver có thể đang bị hoạt động trong tình trạng quá tải do dòng điện từ động cơ quá lớn → Kiểm tra lại động cơ xem có bị hoạt động quá tải hay bị kẹt không? – Đầu ra driver có thể đang bị chạm chập hoặc ngắn mạch → Kiểm tra lại cáp kết nối hoặc động cơ xem có chạm chập không? Hoặc có thể IGBT trong driver bị hư. |
AL017 | Lỗi EPPROM (Abnormal EEPROM) |
Liên hệ với chúng tôi ( Đại diện chính thức hãng Delta tại Việt Nam). |
AL018 | Lỗi tín hiệu đầu ra (Abnormal signal output) |
Liên hệ với chúng tôi ( Đại diện chính thức hãng Delta tại Việt Nam). |
AL019 | Lỗi kết nối (Serial communication error) |
– Kiểm tra lại các tham số cài đặt truyền thông có thể đang được cài đặt chưa đúng → Hiệu chỉnh lại các tham số cài đặt truyền thông. |
AL020 | Lỗi mất truyền thông (Serial communication time out) |
– Kiểm tra lại tham số cài đặt về thời gian kết nối. – Kiểm tra lại cáp kết nối có thể bị chập chờn hoặc tiếp xúc không tốt dẫn đến lỗi mất kết nối. |





Quy trình Sửa chữa Servo, Sửa Driver và Motor Servo tại TP.HCM
Bước 1: Tiếp nhận thông tin thiết bị từ quý khách hàng.
Bước 2: Kiểm tra thiết bị thông qua nhân viên kỹ thuật sẽ vệ sinh thiết bị. Tiến hành kiểm tra lỗi và nguyên nhân lỗi của thiết bị.
Bước 3: Báo cáo lại cho khách hàng về mức độ hư hại của thiết bị. Báo giá và chờ khách hàng duyệt giá.
Bước 4: Tiến hành sửa chữa thay thế các linh phụ kiện hàng chính hãng cho thiết bị. chạy thử và test lại lỗi.
Bước 5: Bàn giao thiết bị và đi kèm các chính sách bảo hành dành cho quý khách hàng.

Vì sao chọn TRAN GIA Sửa chữa Servo, Sửa Driver và Motor Servo tại TP.HCM
- Đội ngũ kỹ sư đông, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa.
- Tư vấn 24/7 thông qua số HOTLINE: 0913 506 739.
- TRAN GIA chính là nhà nhập khẩu trực tiếp linh kiện, Phụ kiện chính hãng uy tín 100%.
- Kho linh kiện lớn, đối với những linh kiện tiêu chuẩn – chính hãng luôn luôn có sẵn để phục vụ quý khách.
- Bảo hành sửa chữa trong vòng 3 tháng

– Các khu vực chúng tôi cung cấp Servo : Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Tiền Giang, Tp. Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh,…
– Dịch vụ sửa chữa Servo tận nơi tại TpHCM: Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Quận 1, Quận 3, Thủ Đức, Quận 5, Quận 6, Bình Tân, Phú Nhuận, chợ Nhật Tảo, chợ Dân Sinh, KCN Thuận Đạo, KCN Tân Bình, KCN Vĩnh Lộc, KCN Lê Minh Xuân, KCN Mỹ Phước 1, KCN Mỹ Phước 2, KCN Mỹ Phước 3, KCN Sóng Thần, KCN Linh Trung, KCN Hiệp Phước, KCX Tân Thuận, KCN Tân Tạo, KCN Tân Phú Trung, KCN Tây Bắc Củ Chi, KCN Đông Nam, KCN Tân Phú Trung,….


Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.